Philippines Nổi Điên Đòi “XỬ LÝ” 300 Tàu Cá Trung Quốc Vẫn Lỳ Đòn Ở Đá Ba Đầu… Việt Nam Sẽ Làm Gì?
#TBtrends #nangtamkienthuc
Kính chào các khán giả yêu quý của Tbtrends – Nâng tầm kiến thức,
Các bạn thân mến, tranh chấp ở Biển Đông luôn là vấn đề nhức nhối giữa các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt khi chúng ta có một anh bạn hàng xóm vừa to con lại vừa ngang ngược, đó chính là Trung Quốc. Trong những năm qua, Trung Quốc đã ra rất nhiều yêu sách cũng như thực hiện nhiều hành động lộng quyền tại biển Đông. Gần đây, giới chức Philippines lại phát hiện anh bạn khó chơi này đã điều thêm gần 100 tàu tới gần đảo Trường Sa, trong khi 200 tàu xuất hiện hồi tháng 3 vẫn chưa rút đi. Hành động này lại tiếp tục ra tăng những căng thẳng vốn đã sắp bùng nổ trên vùng biển này. Vậy chi tiết sự việc này thế nào? Các bạn hãy cùng Tbtrends tìm hiểu qua video ngày hôm nay nhé!
Động thái đầu tiên
Đá Ba Đầu là một rạn san hô hình chữ V có tổng diện tích khoảng 10km2, chỉ nổi lên khỏi mặt nước khi triều xuống thấp. Philippines gọi bãi này là Julian Felipe. Ba Đầu nằm cách thị trấn Bataraza ở tỉnh Palawan, miền Tây Philippines, khoảng 324km về phía Tây. Đây là rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa ở Biển Đông của Việt Nam. Dù có diện tích nhỏ, nhưng Ba Đầu lại có vị trí chiến lược trên Biển Đông. Đây có thể coi là một cơ sở lý tưởng để giám sát và theo dõi các hoạt động hàng hải. Bởi lẽ đó mà Ba Đầu đã trở thành miếng mỡ béo bở khiến những chú mèo tinh quái luôn luôn để mắt tới.
Hôm 20/3, cơ quan chính phủ của Philippines cho biết họ đã phát hiện hơn 200 tàu Trung Quốc neo đậu tại rạn san hô Đá Ba Đầu vào ngày 7/3. Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng Philippines cũng tuyên bố chủ quyền ở một số khu vực thuộc quần đảo này. Philippines cho rằng nơi nhóm tàu Trung Quốc tụ tập ở đá Ba Đầu đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của nước này. Điều này đã khiến bộ trưởng quốc phòng Mỹ – ông Lloyd Austin và bộ trường Philippines – Delfin Lorenzana mở cuộc điện đàm vào ngày 10/4 (theo giờ Mỹ) để bàn về những biện pháp đối phó với dàn tàu cá dân binh của Trung Quốc.
Về phía Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên khẳng định, các tàu của Trung Quốc chỉ ở bãi đá này để tránh thời tiết xấu, và đây là việc làm bình thường đã diễn ra từ lâu của các tàu cá Trung Quốc. Người phát ngôn này cũng cho rằng, việc Philippines gọi các tàu trên là tàu cá dân binh đã phản ánh không đúng sự thật.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, việc Trung Quốc cho tàu thuyền neo đậu tại Đá Ba Đầu tương tự như chiến thuật mà nước này đã áp dụng với bãi cạn Scarborough, nhằm mục đích kiểm soát hoàn toàn nơi này và vùng nước xung quanh, tạo ra một sự hiện diện thường trực và liên tục. “Trung Quốc muốn nắm quyền kiểm soát các thực thể trên biển bằng cách cho thấy sự hiện diện liên tục và thiết lập biện pháp răn đe đối với những tàu thuyền không phải của nước này”, chuyên gia Batongbacal thuộc Viện nghiên cứu Luật biển và các vấn đề hàng hải thuộc Đại học Philippines cho biết. Nhiều khả năng chiến thuật này sẽ dùng một số lượng lớn tàu tập hợp ở một khu vực nhằm cản trở hoạt động của các nước, đồng thời, chính những tàu này có thể tản ra, bao vây, quấy rối hoặc cản trở hoạt động của các nước khác ở các cấu trúc khác.
Về phía Việt Nam, Bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh rằng hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quy định của Công ước về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải quốc gia ven biển. Điều này cũng đi ngược lại tinh thần và nội dung Tuyên bố về Ứng xử của các nước ở Biển Đông (DOC), làm phức tạp tình hình, không có lợi cho đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc.

=================================
►Subs TB Trends – Nâng Tầm Kiến Thức:

=================================
TB Trends – Nâng Tầm Kiến Thức

Nguồn: https://hoathiencot.vn

Xem thêm : https://hoathiencot.vn/bong-da-via-he/bang-xep-hang/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *